Vui Kế

Đọc Tự Giác

Phân biệt Hạnh phúc tại thế và xuất thế, Phân biệt phương tiện thiện xảo khi hóa độ chúng sinh, xác định căn bản kim chỉ nam cho mọi hành động và lời nói trong cuộc sống như thế nào.

16:35:58 17/12/2020


Trong mấy hôm nay gặp mấy hoàn cảnh sau:

- người thì hỏi: Hạnh phúc hình gì, làm bướm có sướng không hay chim sướng hơn làm bướm? Bướm cần gì để sướng như (hoặc hơn) chim?

- rồi lại thấy có người tranh cãi nhau "tâm là cái gì"

Thế nên, có vài điều cần làm cho rõ.

1. Hành động/ Suy nghĩ của đời người hay dẫn đến 2 kết quả Vui và Buồn (Hạnh phúc hay Đau Khổ). Đó là vì cái Hạnh Phúc/Niềm Vui mà ta nói đến đó là thuộc về thế gian này. Ta cứ dao động quanh một cái trục như một quả lắc, sang một bên thì là Vui, sang bên kia thì là Buồn. Thế nên chúng ta nên dừng lại, dừng tìm cái Hạnh phúc giả tạo đó đi. Có muốn thì muốn cái Hạnh phúc gì chân thực một chút. Sao phải tranh nhau mua hàng giả làm gì? Chim bướm gì cũng vậy cả, sướng được một lúc thôi, vì chỉ là đồ Hạnh phúc rởm.

Thiền sư Nhất Hạnh đã giảng rất rõ trong Trái Tim của Bụt rồi. Nghĩa lý hay hiểu biết, có loại thuộc thế gian này (Nhập Thế Gian) và có loại không thuộc thế gian này (Xuất Thế Gian). Người nào đã xuất thế gian, rốt ráo rồi thì sẽ tự nhiên ít nói. Khi nào thấy nói ra lợi lạc cho người, giúp người ta có được an vui hạnh phúc chân thực thì mới nói. Còn không thì chẳng phí hoài công sức làm gì. Đơn giản là Vật lý Newton (tại thế gian) không còn đúng với Vật lý Lượng tử của Einstein (xuất thế gian) nữa. Người ngày nay ngồi với nhau tranh luận từ ngữ tới đỏ mặt tía tai thật là may mắn là không phải ngồi trước mặt Thiền sư Lâm Tế hay Lục Tổ Huệ Năng không chắc bị mấy ổng vác đòn gánh đánh cho vỡ đầu mất.

Tóm lại, trên phương diện từ ngữ, khái niệm, lý luận vv và vv, dùng gì thì dùng mà không đem lại vui thì đừng làm gì cả, chỉ ngồi là một người Vô sự mà thôi. Còn mở mồm ra là vui, mình vui, người vui, huynh đệ tỷ muội bạn hữu ai cũng cười phớ lớ. Thế là ngon.

2. Là người tìm Đạo, lang thang hành tẩu giang hồ, cũng phải tùy theo cái căn cơ của người mà hóa độ. Giảng vật lý lượng tử cho người chưa học hết cấp 1 có lẽ là vô nghĩa.

Nay lại lấy thêm một ví dụ cái khéo của Đức Phật trong giáo hóa chúng sinh:

Chuyện thứ nhất:

Phật bay vù vù trên mây cùng các đệ tử, chợt thấy đống xương khô, liền hạ xuống rồi lạy. Các đệ tử bảo, Thế Tôn thánh tính tuyệt đối sao phải lạy đám đất. Phật bảo: trong đống ấy, trong các đời trước, có người là cha tôi, là mẹ tôi. Tôi tự nhiên nghĩ tới, thấy cảm động nên lạy.

Cái bài này rõ ràng là dạy cho chúng sinh thấy rõ là cần phải giữ hiếu đễ. Đến Phật còn giữ hiếu đễ như thế cơ mà.

Chuyện thứ hai:

Phật bảo với mấy Bồ Tát, La Hán: lạy lễ làm cái gì, bố mẹ các ông vài kiếp trước thì có khi lại là con cái, chó mèo nhà các ông ở vài kiếp sau. Như nhau cả thôi. Có gì mà phải lạy.

Ơ, thế là thế nào. Lúc thì bảo giữ hiếu đễ. Lúc lại bảo bỏ đi. Thật là quá mơ hồ.

Xin thưa: dạy cho con dân, dạy đạo đức. Dạy cho bồ tát, la hán, dạy rốt ráo. Đấy ông Phật ông là tấm gương đấy.

Nhiều kẻ ở đời này, chất chứa cả đống kinh điển, sách vở, ăn vào ọe ra, ăn vào ọe ra, đi đâu cũng phun ra để được danh được lợi, tranh giành những thứ có thể chẳng có ý nghĩa gì, xong rồi chả thấy vui ở đâu.

Tóm lại, tớ có cái Vui kế ở trong tim, làm gì nói gì nhìn vào cái Vui kế ấy, thấy nó tăng chỉ số thì làm, nếu kim nó không động đậy gì, thì chỉ cười thôi là đủ roài.

Ấy, cái kim Vui kế của tớ đang tăng vọt, rung bần bật kìa. Ngon. He he.

(David Nguyen, 26/04/2017)

Vui Kế